Áo Nhật Bình – Nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử
Áo nhật bình có nguồn gốc lịch sử từ đâu và tên gọi được đặt như thế nào?
Trang phục Việt nam trong các thời LÝ-TRẦN-LÊ-NGUYỄN hầu hết được mô phỏng theo các triều đại HÁN-ĐƯỜNG-TỐNG-NGUYÊN ở phương bắc.
Tuy nhiên, đó là 1 sự học hỏi văn hóa và có cải cách sáng tạo bởi sự tự tôn về dân tộc rất lớn, luôn muốn độc lập, tự chủ nên đã dựa trên trang phục trung hoa thời bấy giờ và tạo ra những cái riêng cho dân tộc ta.
Chính vì vậy, áo nhật bình là 1 thiết kế dựa trên dạng áo Phi Phong thời Minh – loại áo xẻ cổ, có dạng đối khâm, cổ áo to bản tạo thành hình chữ nhật trước cổ
Áo nhật bình được quy định là Thường phục chỉ dành cho nữ nhân có cấp bậc cao quý trong triều như hoàng hậu, công chúa, phi tần từ thời gia long đến cuối thời nguyễn.
Đặc điểm tuyệt vời nào làm bộ trang phục này đặc sắc?
Những đặc điểm chỉ có ở áo nhật bình là về hoa văn, màu sắc, chất liệu và sự kết hợp 1 với 1 vài phụ kiện quý.
- Hoa văn có dạng hình tròn khép kín, bên trong được thuê phượng ổ, loan ổ. Hoa văn được thay đổi và sắp xếp theo vai vế và cấp bậc trong triều đình. Theo sách Ngàn năm áo mũ có ghi chép lại như áo hoàng hậu 20 hình rồng phượng, loan, trĩ, áo công chúa và các cung tần đơn giản hơn, được thuê hình loan ổ hoặc phượng ổ.
- Màu sắc của áo được làm dựa trên phẩm cấp của người chồng. Điển hình như, Aó cho hoàng hậu là màu vàng, màu cam; cho công chúa là màu đỏ, cung tần nhị giai màu xích đào, cung tần tam giai dùng màu tím, cung tần tứ giai là màu tím nhạt. Vang, cam, đỏ, tím là những màu sắc nổi bật chỉ có vua chúa trong triều mới được mặc.
- Chất liệu vải dùng may 1 bộ áo của hoàng hậu là sa sợi vàng, còn bộ của công chúa từ sa sợi đỏ, và các cung tần cũng được may từ sa sợi kết hợp với màu sắc được quy định như trên
- Phụ kiện: Vào thời vua gia long quy định từ hoàng hậu đến cung tần giai thứ nhất sử dụng Kim ước. Đến thời Thiệu Trị thì Kim ước được thay bằng Kim phượng.
Quy chế trang phục của hậu phi tiếp tục được sửa đổi từ triều Nguyễn đến thời vua Đồng Khánh. Trong đầu thế kỉ XX này, hoàng hậu, công chúa, hay các cung tần đều vấn khăn vành.
Khăn vành hay khăn vành dây, khổ vải dài hơn chục mét, khổ rộng 30 cm, được vấn gấp nếp thành hình chữ nhân ở giữa trán, quấn 20 đến 30 vòng. Phần lớn là màu xanh lam và được sử dụng trong các dịp lễ nghi trang trọng.
Bộ nhật bình này bị đi vào dĩ vãng 1 thời gian khá lâu, hầu hết người dân Việt nam không biết đến sự tồn tại của chiếc áo này. Chỉ cho đến khi trào lưu hoài cổ và phục hưng văn hóa Việt, áo nhật bình mới xuất hiện trở lại. Nó từng được mặc trong các dịp lễ lớn và giờ đây đã trở thành 1 di sản văn hóa của dân tộc ta. Đây cũng là 1 dấu hiệu tốt trong việc phục hưng những truyền thống văn hóa dân tộc.
Đây là 1 bài giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ, tên gọi và đặc điểm nhận dạng chiếc áo nhật bình. Hy vọng những thông tin này hữu ích cho các bạn. Không chỉ có áo nhật bình bị bỏ quên mà còn rất nhiều trang phục khác cũng thế. Hãy theo dõi website của chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác nhé.